PHP: Phép toán (Operator)

Các khóa học qua video:
Python SQL Server PHP C# Lập trình C Java HTML5-CSS3-JavaScript
Học trên YouTube <76K/tháng. Đăng ký Hội viên
Viết nhanh hơn - Học tốt hơn
Giải phóng thời gian, khai phóng năng lực

Phép toán số học

Phép cộng: +           .Ví dụ: 6 + 4 = 10

Phép trừ: -              .Ví dụ: 7 - 3 = 4

Phép nhân: *           .Ví dụ: 7 * 3 = 21

Phép chia thực: /      .Ví dụ: 7 / 3 = 2.33333333...

Phép chia dư: %       .Ví dụ: 9 % 2 =1

Phép gán

Ký hiệu: =

Ví dụ:

$x = 1;

$y = $x + 1;

$length = $area / $width;

Phép gán rút gọn:

Ví dụ:

$h += $i  <=>  $h = $h + $i

$h -= $i  <=>  $h = $h - $i

$h *= $i  <=>  $h = $h * $i

$h /= $i  <=>  $h = $h / $i

$h %= $i  <=>  $h = $h % $i

Các phép toán quan hệ (so sánh)

So sánh bằng: ==

So sánh nhỏ hơn: <

So sánh lớn hơn: >

Nhỏ hơn hoặc bằng: <=

Lớn hơn hoặc bằng: >=

So sánh khác: != hoặc <>

Các phép so sánh thường dùng kiểm tra điều kiện (if-else) trong các câu lệnh điều khiển mà ta sẽ học ở bài sau.

Phép toán logic

Phép toán logic cùng với toán hạng tạo thành biểu thức logic. Biểu thức logic có thể có giá trị là 1 (true) hoặc 0 (false).

Phép &&:

Phép AND logic.

Tuân theo quy tắc:

1&&1=1

1&&0=0

0&&1=0

0&&0=0

Phép ||:

Phép OR logic.

Tuân theo quy tắc:

1||1=1

1||0=1

0||1=1

0||0=0

Phép !:

Phép NOT logic.

Tuân theo quy tắc:

!1=0

!0=1

Phép toán với biến kiểu string

Ta sử dụng dấu chấm (.) để ghép (nối) hai biến kiểu string với nhau.

Ví dụ:

$first = “Phineas”;

$last = “Phop”;

$full = $first . “” . $last;

echo ($full); // $full = “Phineas Phop”;

Ta cũng có thể ghép hai xâu như sau:

echo ($last. “’s Bicycles”); //print: Phop’s Bicycles

Ta cũng có thể đặt biến vào trong chuỗi như ví dụ sau:

echo (“$last’s Bicycles”);

Các phép toán thao tác mức bit (nhị phân)

Các phép toán thao tác mức bit tác động lên từng bit của toán hạng.

Phép &:

Phép AND nhị phân.

Tuân theo quy tắc:

1&1=1

1&0=0

0&1=0

0&0=0

Phép |:

Phép OR nhị phân.

Tuân theo quy tắc:

1|1=1

1|0=1

0|1=1

0|0=0

Phép ^:

Phép XOR nhị phân.

Tuân theo quy tắc:

1^1=0

1^0=1

0^1=1

0^0=0

Phép ~:

Phép NOT nhị phân.

Tuân theo công thức:

~A=-(A+1)

Ví dụ:

~10=-(10+1)=-11

Phép >>:

Phép dịch phải, giá trị của một số sẽ giảm 2 luỹ thừa n lần (lấy phần nguyên) nếu dịch phải n bit.

Bản chất của phép >> là bỏ đi n bit bên phải của số nhị phân.

Ví dụ:

7>>2; //cho kết quả là 1

11 >> 2; //cho kết quả là 2

Phép <<:

Phép dịch trái, giá trị của một số sẽ tăng 2 luỹ thừa n lần nếu dịch trái n bit.

Bản chất của phép << là thêm vào bên phải số nhị phân n bit 0.

Ví dụ: 

2 << 2; //cho kết quả là 8

11 << 2; //cho kết quả là 88

Các phép toán tăng giảm

Phép tăng:

Phép tăng (toán tử tăng) tăng giá trị của toán hạng lên một đơn vị.

$a++: $a được sử dụng rồi mới tăng

++$a: $a tăng rồi mới được sử dụng

Phép giảm:

Tương tự như phép tăng, khác là giá trị bị giảm đi một đơn vị.

$a--: $a được sử dụng rồi mới giảm

--$a: $a giảm rồi mới được sử dụng

Ví dụ:

$a = 10; // $a bằng 10

$b = $a++ ; // $a bằng 11 nhưng $b bằng 10

$a = 10; // $a bằng 10

$b = --$a; // $a bằng 9 và $b bằng 9

Phép toán điều kiện ba ngôi:

Ký hiệu: ?:

Phép toán điều kiện cùng với toán hạng tạo nên biểu thức điều kiện.

Ta ký hiệu e1, e2, e3 là ba toán hạng.

Biểu thức có dạng: e1 ? e2: e3

Nếu e1 != 0 thì giá trị của biểu thức điều kiện là e2

Nếu e1 == 0 thì giá trị của biểu thức điều kiện là e3

Ví dụ:

$max = $a>$b ? $a : $b; // nếu $a>$b thì $max=$a, nếu không thì $max=$b

Phép toán sizeof (đối tượng)

Phép toán sizeof cho biết kích thước (tính bằng byte) ô nhớ mà đối tượng chiếm trong bộ nhớ. Đối tượng ở đây có kiểu là integer, double, string.

Ví dụ:

$a = 10;

echo sizeof($a); //sẽ in ra màn hình là: 4

Bài tập áp dụng: https://v1study.com/php-bai-tap-bai-tap-co-ban.html 

» Tiếp: if-else
« Trước: Biến (Variable)
Các khóa học qua video:
Python SQL Server PHP C# Lập trình C Java HTML5-CSS3-JavaScript
Học trên YouTube <76K/tháng. Đăng ký Hội viên
Viết nhanh hơn - Học tốt hơn
Giải phóng thời gian, khai phóng năng lực
Copied !!!