Robot mBot: Bài 1. Làm quen với robot mBot


Khóa học qua video:
Lập trình Python All Lập trình C# All SQL Server All Lập trình C Java PHP HTML5-CSS3-JavaScript
Đăng ký Hội viên
Tất cả các video dành cho hội viên
Bài 1. Làm quen với robot mBot

I. MỤC ĐÍCH

Học xong bài này, em sẽ biết:

  • Làm quen và biết một môi trường ứng dụng mới: Lập trình kéo thả cho robot.
  • Lập trình cho robot tức là điều khiển robot hoạt động theo các bước, các lệnh tuần tự.
  • Hiểu được qui trình hoạt động cơ bản của một chương trình trong môi trường thực tế.

II. KHỞI ĐỘNG

Trước tiên chúng ta cần làm quen với khái niệm "Trí tuệ nhân tạo", nó có nghĩa là cách mà một thiết bị có thể "nghĩ" và "làm việc", "hành động" theo sự điều khiển của con người cũng như tự phản xạ, điều khiển được hành động.

Bây giờ chúng ta sẽ làm quen với một trong những robot thông minh của công nghệ 4.0: robot mBot.

III. BẮT ĐẦU BÀI HỌC

1. GIỚI THIỆU ROBOT THÔNG MINH MBOT

mBot là một trong số it dòng robot thông minh theo kịp được với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. mBot rất dễ sử dụng để có được trải nghiệm thực tế về lập trình đồ họa, điện tử, robot. Đây là một giải pháp tất cả trong một cho việc học robot và được thiết kế cho giáo dục STEM.

Đặc điểm:

  • Dễ dàng lắp ráp trong vòng 10-20 phút

  • Điện tử dựa trên nền tảng mã nguồn mở Arduino

  • Hỗ trợ ứng dụng iOS và Android. Thích hợp cho người dùng cá nhân và gia đình

  • Hai công cụ lập trình: Arduino IDE và mBlock, một công cụ lập trình kéo và thả dựa trên Scratch

  • Bao gồm mô-đun không dây Bluetooth hoặc 2.4GHz, không giới hạn dây

  • Tạo được những dự án thú vị khác nhau như tránh tường, theo dõi dòng, trò chơi với các mBot khác, sử dụng cảm biến để chơi trò chơi mô phỏng lại các ứng dụng viết bằng Scratch.

2. CẤU TẠO ROBOT MBOT

mBot: Cấu tạo của mBot

1: Cáp kết nối mBot với máy tính

2: mạch Arduino (não của mBot)

3: Khung robot

4: Điều khiển từ xa (remote)

5: Tuavit

6: Motor

7: Dây nối não robot với các thành phần

8: Bánh xe

9: Cảm biến dò đường

10: Hộp chứa pin

11: Miếng dán cố định hộp chứa pin

12: Cảm biến siêu âm

13: Chip kết nối Bluetooth

14: Vít cố định nào robot

15+16: Các loại vít và ốc vít cố định

3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM QUAN TRỌNG

- Cảm biến: Thiết bị dùng để cảm nhận theo yêu cầu, nó giống như các giác quan của con người. Ví dụ như cảm biến dò đường để dò đường sao cho robot đi đúng, cảm biến siêu âm để xác định vật cản phía trước, cảm biến nhiệt độ, cảm biến độ ẩm, cảm biến báo cháy, cảm biến dò gỉ khí gas, …

- Motor: Là động cơ điện dùng để giúp robot di chuyển

- Chip: Là vi mạch tích hợp dùng để điều khiển các thành phần của robot

- Đèn LED: Là công nghệ đèn điện tử sử dụng các bóng LED điện tử

- Bluetooth: Là hình thức kết nối không dây khoảng cách ngắn giữa robot và điện thoại hoặc máy tính, iPad, …

4. LẮP RÁP ROBOT MBOT

Lắp ráp hoàn thiện theo sơ đồ hướng dẫn. Sau khi hoàn thiện robot sẽ có dạng như sau:

mBot: robot mBot

5. KẾT NỐI

Tiến hành kết nối mBot với điện thoại/iPad qua Bluetooth.

6. THỰC HÀNH

Khám phá mức độ thông mình của mBot:

  1. Điều khiển mBot bằng play Drive

  2. Điều khiển mBot bằng play Draw and Run

  3. mBot chơi nhạc với play Musician

  4. Điều khiển mBot bằng giọng nói với play Voice Control

  5. Lập trình cho mBot với Sequence

  6. Lập trình cho mBot với Speed

  7. Lập trình cho mBot với Loop

  8. Lập trình cho mBot với Stop.

» Tiếp: Bài 2. Các hoạt động cơ bản với mBot
Khóa học qua video:
Lập trình Python All Lập trình C# All SQL Server All Lập trình C Java PHP HTML5-CSS3-JavaScript
Đăng ký Hội viên
Tất cả các video dành cho hội viên
Copied !!!