Robot mBot: Bài 6. Mô phỏng còi báo cháy
I. MỤC ĐÍCH
Sau khi học xong bài học này, em sẽ biết:
- Lập trình mô phỏng âm thanh còi báo cháy của xe cứu hỏa.
II. KHỞI ĐỘNG
Trước tiên chúng ta cần làm quen với khái niệm “Tần số”, là một trong những khái niệm quan trong nhất của công nghệ. Các em hiểu đơn giản như thế này: Không có tần số thì sẽ không có điện thoại, không có radio, không có âm thanh, không có tivi, không có vệ tinh, không có màu sắc, …
Tai của con người chỉ nghe được những âm thanh có tần số từ 16Hz đến 20000Hz, nếu thấp hơn 16Hz gọi là hạ âm, cao hơn 20000Hz gọi là siêu âm.
Trên mBot của chúng ta có ít nhất 2 thiết bị liên quan đến tần số, đó là loa của mBot và cảm biến siêu âm.
III. BẮT ĐẦU BÀI HỌC
1. VỊ TRÍ CỦA LOA MBOT
2. TÌM HIỂU MỘT SỐ LỆNH
- Lệnh play sound at frequency:
Dùng để phát ra âm thanh ở một tần số mong muốn trong thời gian mong muốn.
Ngưỡng nghe của tai người là từ 16Hz đến 20000Hz.
- Vòng lặp repeat until:
Dùng để thực hiện khối lệnh bên trong cho đến khi điều kiện em đưa ra thỏa mãn. Ví dụ như lặp lại việc tăng giá trị biến đếm cho đến khi biến đếm = 100.
3. LẬP TRÌNH MÔ PHỎNG CÒI BÁO CHÁY
- Trước tiên, em hãy tạo một biến có tên là f (viết tắt của chữ frequency, tức là tần số).
- Tiếp theo, em hãy thiết lập giá trị ban đầu cho biến f như sau:
- Bây giờ, em hãy lập trình để còi của mBot phát âm thanh độ to tăng dần cho đến khi biến f đạt giá trị 1500 thì thôi. Mỗi lần tăng âm thanh là một lượng = 35.
- Tiếp theo, em hãy lập trình để còi của mBot phát âm thanh có độ to giảm dần cho đến khi biến f bằng 700 thì thôi. Mỗi lần giảm âm thanh là một lượng 15.
- Em hãy thay đổi mức độ tăng giảm của biến f tùy ý, em cũng thay đổi tùy ý thời gian phát âm thanh thay vì 0.01s nhé.
- Chương trình gợi ý:
4. LUYỆN TẬP
a. Em hãy lập trình mô phỏng màu sắc phát sáng kèm theo còi báo cháy nhé.
b. Em hãy lập trình mô phỏng còi báo cảnh sát nhé.