Robot mBot: Bài 4. LED trái và phải của mBot
I. MỤC ĐÍCH
Sau khi học xong bài học này, em sẽ biết:
- Vị trí các đèn LED bên trái và bên phải của mBot
- Lập trình mô phỏng đèn xin đường của ô tô.
II. KHỞI ĐỘNG
Trước tiên chúng ta cần làm quen với khái niệm "LED", đây là 3 ký tự viết tắt của Light Emitting Diode, có nghĩa là điốt phát quang, nó hoạt động dựa trên nguyên lý điện phát quang, có nghĩa là khi có dòng điện chạy qua nó, nó sẽ phát ra ánh sáng. Có những loại LED có thể phát ra các màu sắc khác nhau.
Vị trí của LED trái và LED phải của mBot được khoanh đỏ như hình dưới đây:
Một khái niệm nữa em cũng cần biết, đó là “Thực thi đồng thời”, nó mang nghĩa là một robot mBot có thể đồng thời hay cùng một lúc thực hiện nhiều chương trình, ví dụ như cùng lúc mBot có thể rẽ trái, bật đèn LED sáng và phát ra âm thanh.
III. BẮT ĐẦU BÀI HỌC
1. TÌM HIỂU MỘT SỐ LỆNH
- Lệnh quay trái theo thời gian:
Dùng để quay mBot sang trái với công suất 50% trong thời gian 1 giây.
- Lệnh hiển thị đèn LED trái:
Dùng để hiển thị đèn LED bên trái với màu đỏ hoặc màu mong muốn.
- Lệnh hiển thị đèn LED trái theo thời gian:
Dùng để hiển thị đèn LED bên trái với màu đỏ hoặc màu mong muốn trong 1 giây hoặc trong thời gian mong muốn.
- Lệnh chơi nút nhạc:
Dùng để chơi một nút nhạc trong bao nhiêu tiết tấu (beat).
- Lệnh chờ:
Dùng để dừng thực hiện các lệnh nằm phía dưới nó trong một khoảng thời gian mong muốn hoặc 1 giây.
- Vòng lặp Repeat:
Dùng để thực hiện khối lệnh bên trong một số lần nhất định mong muốn.
2. MÔ PHỎNG ĐÈN XIN ĐƯỜNG CỦA Ô TÔ
Đèn xin đường (signal, người Việt hay phiên âm là si nhan) là cụm thường gồm 4 đèn màu vàng, 2 đèn phía trước và 2 đèn phía sau. Tác dụng của đèn xin đường là khi người điều khiển ô tô muốn rẽ trái sẽ bật đèn xin đường bên trái (left), khi đó đèn sẽ phát sáng nhấp nháy, và kèm theo đó thường là tiếng còi chip phát ra nhằm báo hiệu cho những người điều khiển xe phía sau biết.
Em hãy lập trình mô phỏng lại hệ thống đèn xin đường của ô tô nhé.
Vì cùng lúc ô tô sẽ thực hiện 3 thao tác là rẽ trái, bật đèn xin đường trái, và phát ra tiếng còi chip cho nên em sẽ dùng phương pháp “Thực thi đồng thời” là một sự tham khảo để lập trình nhé.
Chương trình gợi ý như sau:
- Rẽ trái trong 1 giây:
- Bật đèn LED trái trong 1 giây, nhưng có hiệu ứng nhấp nháy:
- Phát ra tiếng còi chip trong 1 giây:
3. LUYỆN TẬP:
Em hãy lập trình mô phỏng hiệu ứng xin đường bên phải của ô tô nhé.