Robot mBot: Bài 3. Cảm biến sáng Light Sensor


Khóa học qua video:
Lập trình Python All C# Lập trình C Java SQL Server PHP HTML5-CSS3-JavaScript
Đăng ký Hội viên
Tất cả các video dành cho hội viên

I. MỤC ĐÍCH

Sau khi học xong bài học này, em sẽ biết:

  • Cảm biến Light Sensor và cách thức hoạt động.
  • Áp dụng làm một dự án mô phỏng đèn chiếu sáng tự động của ô tô.

II. KHỞI ĐỘNG

Trước tiên chúng ta cần làm quen với khái niệm "Cảm biến sáng", nó có nghĩa là cách mà mBot có thể “cảm nhận” được mức độ sáng của môi trường xung quanh.

III. BẮT ĐẦU BÀI HỌC

1. TÌM HIỂU MỘT SỐ LỆNH

- Cảm biến sáng:

Cảm biến sáng của mBot

Dùng để cảm nhận độ sáng của môi trường xung quanh.

- Phép toán so sánh nhỏ hơn:

Phép toán so sánh nhỏ hơn của mBot

Dùng để so sánh hai giá trị, so sánh xem giá trị bên trái có nhỏ hơn giá trị bên phải không, nếu nhỏ hơn thì trả về true, nếu không thì trả về false.

- Điều kiện IF-ELSE:

Điều kiện if-then

Dùng để kiểm tra xem điều kiện em đưa ra có thỏa mãn hay không, nếu thỏa mãn sẽ thực hiện khối lệnh bên trong, nếu không thỏa mãn sẽ không thực hiện.

Ví dụ:

Điều kiện if-else ví dụ với cảm biến sáng

Giải thích:

. Nếu cảm biến sáng trên não mBot có độ sáng nhỏ hơn 300 thì chơi nút nhạc C4 trong 0.25 beat (tiết tấu)

- Điều kiện IF-THEN-ELSE:

Điều kiện if-then-else

Dùng để kiểm tra xem điều kiện em đưa ra có thỏa mãn hay không, nếu thỏa mãn sẽ thực hiện khối lệnh bên trong IF, nếu không thỏa mãn sẽ thực hiện khối lệnh bên trong ELSE.

Ví dụ:

Điều kiện if-then-else ví dụ

Giải thích:

. Nếu cảm biến sáng trên não mBot có độ sáng nhỏ hơn 300 thì chơi nút nhạc C4 trong 0.25 beat (tiết tấu)

. Nếu không thì di chuyển đi thẳng với công suất động cơ 100%

- Vòng lặp forever:

Vòng lặp forever

Dùng để luôn thực hiện khối lệnh bên trong.

2. CẢM BIẾN SÁNG LIGHT SENSOR

Đây là loại cảm biến dùng để cảm nhận độ sáng của môi trường xung quanh.

Lệnh sử dụng: Cảm biến sáng light sensor của mBot

Vị trí thực tế: Nằm trên board của robot như khoanh tròn ở hình dưới đây:

Vị trí trên board của cảm biến sáng của mBot

Em hãy tháo nắp bảo vệ não mBot ra để quan sát cảm biến này nhé.

Mức độ sáng được thể hiện thành một con số nằm trong đoạn [0-1023]. Con số càng cao thì độ sáng càng cao.

Cách thức hoạt động: Cảm biến anh sáng sẽ cảm nhận mức độ sáng của một trường xung quanh và số hóa thành một con số thể hiện.

Ví dụ sử dụng:

Em hãy kéo lệnh cảm biến sáng Cảm biến sáng light sensor của mBot ra vùng lập trình và nhấn vào lệnh này, em sẽ thấy xuất hiện một con số thể hiện độ sáng mà cảm biến đã cảm nhận được.

Sau đó em đưa mBot vào vị trí tối hơn và nhấn lại cảm biến sáng, em sẽ thấy một con số khác xuất hiện với giá trị nhỏ hơn.

Ví dụ áp dụng: Mô phỏng đèn chiếu sáng tự động.

Một ô tô có khả năng bật hệ thống đèn chiếu sáng tự động khi đi vào vùng tối, và khi đi ra vùng sáng thì hệ thống đèn chiếu sáng lại tự động tắt.

Hoặc hệ thống đèn chiếu sáng đô thị được bật tắt tự động, khi trời sáng hệ thống đèn sẽ tự động tắt, khi trời tối đến một mức nào đó thì hệ thống đèn sẽ tự động bật để chiếu sáng đường đi.

Em hãy lập trình để mô phòng những mô tả trên nhé.

Gợi ý chương trình lập trình cho cảm biến sáng

» Tiếp: Bài 4. LED trái và phải của mBot
« Trước: Bài 2. Các hoạt động cơ bản với mBot
Khóa học qua video:
Lập trình Python All C# Lập trình C Java SQL Server PHP HTML5-CSS3-JavaScript
Đăng ký Hội viên
Tất cả các video dành cho hội viên
Copied !!!