Pascal: BÀI TẬP 7: Chuyên đề chia hết, số nguyên tố, Fibonacci

Các khóa học qua video:
Python SQL Server PHP C# Lập trình C Java HTML5-CSS3-JavaScript
Học trên YouTube <76K/tháng. Đăng ký Hội viên
Viết nhanh hơn - Học tốt hơn
Giải phóng thời gian, khai phóng năng lực

Bài tập 7.1:

Nhập vào một số nguyên dương n. Hãy in ra số nguyên tố nhỏ nhất lớn hơn n.

Ví dụ: Nhập n = 10. Kết quả in ra số 11.

Giải thuật :

- Gán i := n ;

- Thực hiện cho đến khi i là nguyên tố việc tăng i lên 1.

Bài tập 7.2:

Nhập vào từ bàn phím số tự nhiên n (n<1000). Hãy phân tích n thành tích các thừa số nguyên tố.

Ví dụ: Nhập vào n = 9 được  9 = 3*3

Thuật toán:

  - Gán i := 2;

  - Khi n > 1 thì lặp:

  - Nếu n chia hết cho i thì in ra i và gán lại n:= n div i. Ngược lại tăng i lên 1.

Bài tập 7.3:

Tìm các số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng n mà sau khi làm phép phân tích ra thừa số nguyên tố có nhiều nhân tử nhất.

Ví dụ n=9 . Các số có nhiều nhân tử nhất sau khi làm phép phân tích là: 8 = 2.2.2

Bài tập 7.4:

Viết chương trình cho phép phân tích một số ra thừa số nguyên tố và ghi kết quả dưới dạng tích các lũy thừa. Ví dụ: 300 = 2^2.3.5^2 .

Thuật toán:

Dùng một mảng để lưu lũy thừa. Mảng này có giá trị các phần tử ban đầu đều bằng 0. Nếu n chia hết cho i thì tăng M[i] lên 1.

Khi in kiểm tra: Nếu M[i] >0 thì in i^M[i].

Bài tập 7.5:

Mọi số tự nhiên đều có thể viết được dưới dạng tổng của hai số nguyên tố. Viết chương trình thực hiện tách một số tự nhiên thành tổng của hai số nguyên tố.

Bài tập 7.6:

Hai số tự nhiên A, B được coi là hữu nghị nếu như số này bằng tổng các ước số của số kia và ngược lại. Lập trình tìm và chiếu lên màn hình các cặp số hữu nghị trong phạm vi từ 1 đến 10000. (Lưu ý: số 1 được coi là ước số của mọi số còn mỗi số không được coi là ước số của chính nó).

Bài 7.7:

Nhập vào một số. Kiểm tra số đó có phải là số nguyên tố hay không.

Bài 7.8:

Nhập vào một số. Xuất ra tất cả các số nguyên tố trong khoảng N.

Bài 7.9:

Nhập vào hai số nguyên dương. Kiểm tra xem hai số đó có phải là hai số nguyên tố cùng nhau hay không?

Bài 7.10:

Nhập vào một số N. Kiểm tra xem số N đó có phải là số nguyên tố mạnh hay không ? Số nguyên tố mạnh là số lớn hơn trung bình cộng của số nguyên tố liền trước và số nguyên tố liền sau nó.

Ví dụ:

N = 7  => không là số nguyên tố mạnh.

N = 11 => là số nguyên tố mạnh

N = 9   => không là số nguyên tố.

Bài 7.11:

Viết chương trình phân tích một số nguyên dương ra tích thừa số nguyên tố.

Bài 7.12:

Viết chương trình phân tích một số nguyên dương ra tích thừa số nguyên tố.

Ví dụ:

Nhập N = 10.

Xuất    10      |      2

             5      |      5

             1     |

Bài 7.13: Dãy Fibonacci và số nguyên tố

Dãy FIBONACCI là dãy được xác định như sau: F(0) = 0; F(1) = 1 và F(n) = F(n-1) + F(n-2) với n = 2, 3... Hãy viết chương trình máy tính để nhập từ bàn phím số nguyên dương M (2<M<2000000000), rồi xuất ra màn hình số FIBONACI lớn nhất là nguyên tố và nhỏ hơn M.

Ví dụ: Với M=10 thì các số FIBONACI nhỏ hơn M là: 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8. Số 5 là số nguyên tố lớn nhất trong các số FIBONACI nhỏ hơn M. Vậy cần đưa ra màn hình dòng thông báo kết quả: Số cần tìm là: 5.

» Tiếp: SOLUTIONS BÀI TẬP 7
« Trước: SOLUTIONS BÀI TẬP 6
Các khóa học qua video:
Python SQL Server PHP C# Lập trình C Java HTML5-CSS3-JavaScript
Học trên YouTube <76K/tháng. Đăng ký Hội viên
Viết nhanh hơn - Học tốt hơn
Giải phóng thời gian, khai phóng năng lực
Copied !!!