Lập trình C: Phép toán Logic nhị phân

Các khóa học qua video:
Python SQL Server PHP C# Lập trình C Java HTML5-CSS3-JavaScript
Học trên YouTube <76K/tháng. Đăng ký Hội viên
Viết nhanh hơn - Học tốt hơn
Giải phóng thời gian, khai phóng năng lực

Phép toán Logic nhị phân (Bitwise) được thực hiện trên các số nhị phân (gồm các ký số 0 và 1).

Vì vậy, dữ liệu chỉ được xử lý sau khi đã chuyển đổi giá trị SỐ thành giá trị NHỊ PHÂN (tìm hiểu cách chuyển các hệ đếm tại đây).

Dưới đây là các phép toán logic nhị phân:

1. AND nhị phân:

Ký hiệu: &

Quy cách thực hiện:

0 & 0 = 0

0 & 1 = 0

1 & 0 = 0

1 & 1 = 1

Ví dụ:

9 chuyển thành dạng nhị phân là: 1001

5 chuyển thành dạng nhị phần là: 0101

Do vậy, 9 & 5 tương ứng với 1001 & 0101= 0001 (là 1 hệ thập phân)

Kết quả, 9 & 5 = 1

2. OR nhị phân:

Ký hiệu: |

Quy cách thực hiện:

0 | 0 = 0

0 | 1 = 1

1 | 0 = 1

1 | 1 = 1

Ví dụ:

9 | 5 tương ứng với 1001 | 0101 = 1101 (là số 13 hệ thập phân)

Kết quả, 9 | 5 = 13

3. XOR nhị phân:

Ký hiệu: ^

Quy cách thực hiện:

0 ^ 0 = 0

0 ^ 1 = 1

1 ^ 0 = 1

1 ^ 1 = 0

Ví dụ:

9 ^ 5 tương ứng với 1001 ^ 0101 = 1100 (là số 12 hệ thập phân)

Kết quả, 9 ^ 5 = 12

4. NOT nhị phân:

Ký hiệu: ~

Quý cách thực hiện:

Áp dụng theo công thức:

~Number = -(Number + 1)

Ví dụ:

~9 = -(9 + 1) = -10

~-9 = -(-9 +1) = 8

» Tiếp: Độ ưu tiên phép toán
« Trước: Phép toán Logic (Logical)
Các khóa học qua video:
Python SQL Server PHP C# Lập trình C Java HTML5-CSS3-JavaScript
Học trên YouTube <76K/tháng. Đăng ký Hội viên
Viết nhanh hơn - Học tốt hơn
Giải phóng thời gian, khai phóng năng lực
Copied !!!