Design Patterns: Mẫu Chain of Responsibility


Khóa học qua video:
Lập trình Python All C# Lập trình C Java SQL Server PHP HTML5-CSS3-JavaScript
Đăng ký Hội viên
Tất cả các video dành cho hội viên

Vấn đề đặt ra

Xét bài toán xây dựng hệ thống trợ giúp phụ thuộc ngữ cảnh cho một giao diện đồ hoạ; trong đó người sử dụng có thể lấy thông tin trợ giúp về bất cứ thành phần nào của giao diện bằng cách ấn vào nó. Thông tin trợ giúp cung cấp phụ thuộc vào thành phần giao diện đựơc chọn và ngữ cảnh của nó. Lấy ví dụ một nút trong một hộp thoại  sẽ có thông tin trợ giúp khác với một nút tương tự trong cửa sổ chính. Ngoài ra nếu không có thông tin trợ giúp nào được cung cấp cho thành phần đựơc chọn của giao diện, hệ thống trợ giúp sẽ hiển thị thông tin trợ giúp tổng quát hơn về ngữ cảnh, lấy ví dụ thông tin về hộp thoại.

Bài toán trên dẫn đến một hành động rất tự nhiên đó là tổ chức các thông tin trợ giúp theo mức độ tổng quát của chúng, từ cụ thể nhất đến tổng quát nhất. Ngoài ra chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy rằng yêu cầu trợ giúp sẽ được xử lý bởi một trong số các đối tượng giao diện người dùng phụ thuộc vào ngữ cảnh sử dụng và tính chi tiết của thông tin trợ giúp đươc cung cấp.

Chain of Responsibility

Vấn đề đặt ra ở đây là đối tượng khởi xướng yêu cầu không hề biết yêu cầu đó sẽ được xử lý bởi đối tượng cụ thể nào. Vì thế chúng ta cần có cơ chế tách rời chúng, và mẫu Chain of Responsibility xây dựng mô hình để thực hiện điều này :

Theo mô hình này, đối tượng đầu tiên trong dây chuyền sẽ nhận được yêu cầu có thể xử lý yêu cầu đó hoặc chuyển nó cho đối tượng kế tiếp; điều tương tự cũng xảy ra với đối tượng này. Bằng cách này, đối tượng khởi xướng yêu cầu không cần biết yêu cầu sẽ được xử lý bởi đối tượng nào, nó chỉ biết rằng yêu cầu đó sẽ đựơc xử lý một cách “hợp lý” nhất.

Responsibility: Sơ đồ tương tác

Giả sử người sử dụng yêu cầu trợ giúp cho một nút có tiêu đề “Print”. Nút đó được đặt trong hộp thoại PrintDialog. Đến lượt mình, hộp thoại đó lại có khả năng xác định lớp Application chứa nó. Sơ đồ tương tác sau sẽ cho thấy cách thức yêu cầu trợ giúp đó đựơc truyền đi dọc theo dây chuyền :

Trong trường hợp này, cả hai đối tượng aPrintButton và aPrintDialog đều không xử lý yêu cầu trợ giúp; vì thế yêu cầu này đựơc chuyển tới cho aApplication để xử lý hoặc bỏ qua không làm gì.

Để có khả năng chuyền yêu cầu dọc theo dây chuyền và để đảm bảo tính “ẩn” của các đối tượng có thể nhận yêu cầu (với đối tượng khởi xướng yêu cầu), mỗi đối tượng trên dây chuyền đều có chung một giao diện trong việc xử lý yêu cầu và chuyển yêu cầu cho đối tượng kế tiếp. Lấy ví dụ, hệ thống trợ giúp có thể định nghĩa lớp HelpHandler với phương thức HandleHelp tương ứng. Lớp HelpHandler có thể đựơc lấy làm lớp cha của các lớp mà ta muốn cung cấp khả năng xử lý yêu cầu trợ giúp :

responsibility-lop-helphandler

Các lớp Button, Dialog và Application sử dụng các phương thức HandleHelp để xử lý yêu cầu trợ giúp trong khi phương thức này mặc định chỉ chuyển tiếp yêu cầu trợ giúp cho nút kế tiếp. Khi đó các lớp con có thể định nghĩa lại phương thức này để cung cấp thông tin trợ giúp cụ thể hoặc chỉ sự dụng phương thức mặc định để chuyển tiếp yêu cầu theo dây chuyền.

Định nghĩa mẫu

Mẫu Chain of Responsiblity dùng để tránh sự liên kết trực tiếp giữa đối tượng gửi yêu cầu và đối tượng nhận yêu cầu khi yêu cầu có thể đựơc xử lý bởi hơn một đối tượng. Móc nối các đối tượng nhận yêu cầu thành một chuỗi và gửi yêu cầu theo chuỗi đó cho đến khi có một đối tượng xử lý nó.

Sơ đồ UML

chain-of-responsiblity-so-do-uml

Handler (Approver)

  • Định nghĩa một giao diện cho việc nắm giữ các yêu cầu.
  • Cài đặt liên kết tới các Successor

ConcreteHandler (Director, VicePresident, President)

  • Nắm giữ các yêu cầu mà nó đáp ứng
  • Có thể truy nhập nó
  • Nếu ConcreteHandle có thể nắm giữ các yêu cầu, nó sẽ làm như vậy, bằng không nó se gửi các yêu cầu tới các succcesor

Client (ChainApp)

  • Khởi tạo yêu cầu tới đối tượng ConcreteHandler trên chuối đáp ứng

Khả năng ứng dụng của mẫu

Mẫu Chain of Responsibility có các khả năng và hạn chế sau :

  • Giảm kết nối. Thay vì một đối tượng có khả năng xử lý yêu cầu chứa tham chiếu đến tất cả các đối tượng khác, nó chỉ cần một tham chiếu đến đối tựơng tiếp theo.
  • Tăng tính linh hoạt và phân chia trách nhiệm cho các đối tượng. Có khả năng thay đổi dây chuyền trong thời gian chạy.
  • Không đảm bảo có đối tượng xử lý yêu cầu.

Chúng ta sử dụng mẫu Chain of Responsibility trong các trường hợp sau :

  • Có lớn hơn một đối tượng có khả thực xử lý một yêu cầu trong khi đối tượng cụ thể nào xử lý yêu cầu đó lại phụ thuộc vào ngữ cảnh sử dụng.
  • Muốn gửi yêu cầu đến một trong số vài đối tượng nhưng không xác định đối tượng cụ thể nào sẽ xử lý yêu cầu đó.
  • Tập các đối tượng có khả năng xử lý yêu cầu là một tập biến đổi.

Các mẫu liên quan

Chain of Responsibility thường được kết hợp trong mối quan hệ với composite.Có một thành phần cha có thể hành động như là successor của nó.

» Tiếp: Mẫu Command
« Trước: Các mẫu Behavioral
Khóa học qua video:
Lập trình Python All C# Lập trình C Java SQL Server PHP HTML5-CSS3-JavaScript
Đăng ký Hội viên
Tất cả các video dành cho hội viên
Copied !!!