Magento: Tập thuộc tính

Các khóa học qua video:
Python SQL Server PHP C# Lập trình C Java HTML5-CSS3-JavaScript
Học trên YouTube <76K/tháng. Đăng ký Hội viên
Viết nhanh hơn - Học tốt hơn
Giải phóng thời gian, khai phóng năng lực

Tạo tập thuộc tính

Một trong những bước đầu tiên khi tạo một sản phẩm là chọn một tập thuộc tính sẽ được dùng như một mẫu cho bản ghi sản phẩm. Tập thuộc tính xác định những trường cho phép trong quá trình nhập liệu, và những giá trị sẽ xuất hiện tới khách hàng.

http://v1study.com/public/images/article/attribute-set-img1.png

Store của bạn mặc định có một tập thuộc tính khởi tạo gọi là "Default" trong đó chứa một tập các trường được sử dụng phổ biến nhất. Nếu bạn muốn rằng chỉ thêm một số lượng nhỏ thuộc tính thôi thì bạn có thể thêm chúng tới tập thuộc tính mặc định. Tuy nhiên, nếu bạn bán các sản phẩm mà cần yêu cầu những loại thông tin đặc trưng như camera chẳng hạn, thì cách tốt hơn là tạo một tập thuộc tính riêng trong đó bạn đưa những thuộc tính cần thiết cho mô tả về sản phẩm.

Mỗi thuộc tính đơn lẻ nên có thể được sử dụng trong nhiều tập thuộc tính khác nhau. Ví dụ như thuộc tính "color" có thể được sử dụng trong các tập thuộc tính như clothing, paint, ...

Các bước tạo tập thuộc tính

1. Từ Admin, chọn Catalog > Attributes> Manage Attribute Sets.

2. Click nút Add New Set. Sau đó:

http://v1study.com/public/images/article/add-new-attribute-set.png

a. Nhập (bắt buộc) vào một tên cho tập thuộc tính thông qua trường Name.

b. Trong trường Based On, chọn một tập thuộc tính để thừa kế những thuộc tính của nó (bắt buộc). Tuỳ chọn này cho phép bạn có thể sử dụng lại những thuộc tính đã được định nghĩa mà không phải tạo lại.

3. Click nút Save Attribute Set để lưu. Trang tiếp sau sẽ hiển thị như sau:

http://v1study.com/public/images/article/magento-edit-attribute-set.png

- Phần Edit Set Name thể hiện tên của tập thuộc tính bạn đã tạo, bạn có thể sửa lại tên này nếu cần vì nó là giá trị nội bộ.

- Phần Groups giữa trang thể hiện cây phân cấp các nhóm thuộc tính của tập thuộc tính bạn đang tạo.

- Phía bên phải của trang (phần Unassigned Attributes) thể hiện một danh sách các thuộc tính đã định nghĩa nhưng chưa được gán cho tập thuộc tính của bạn.

4. Chọn thuộc tính bạn muốn đưa vào nhóm bằng cách kéo chúng từ vùng các thuộc tính chưa được gán (nằm bên phải) vào nhóm thuộc tính bạn mong muốn có (ở giữa trang).

5. Sau khi hoàn thiện, nhấn nút Save Attribute Set.

Lưu ý: Các thuộc tính hệ thống được đánh dấu bằng dấu chấm đỏ (có dấu '-' ở giữa) và bạn không thể xoá chúng. Tuy nhiên, bạn có thể kéo chúng tới nhóm khác trong tập thuộc tính của bạn.

Các bước tạo một nhóm thuộc tính mới cho tập thuộc tính

1. Từ phần Groups của tập thuộc tính, click nút Add New.

2. Nhập tên cho nhóm mới, rồi click OK.

3. Thực hiện:

- Kéo những thuộc tính bạn muốn nhưng chưa được gán (thuộc phần Unassigned Attributes) tới nhóm mới.

- Kéo các thuộc tính từ một nhóm bất kỳ tới nhóm mới theo ý bạn.

Nhóm mới sẽ trở thành một phần của bảng điều khiển Product Information của bất kỳ sản phẩm nào sử dụng tập thuộc tính mà bạn đang tạo.

Danh sách các thuộc tính

Các thuộc tính kiểu sản phẩm

Thuộc tính Mô tả
Apply To Nhận diện các kiểu sản phẩm có thể sử dụng thuộc tính. Tầm vực phải được đặt để nó sử dụng được trong catalog.
Use to Create Configurable Product Nhận diện một thuộc tính được dùng để tạo một danh sách xổ với các tùy chọn cho các sản phẩm có thể cấu hình.

Các thuộc tính nhập liệu

Thuộc tính Mô tả
Default Value Hiển thị một giá tri khởi tạo phổ biến.
Unique Value Ngăn ngừa giá trị giống nhau khi nhập liệu.
Values Required Yêu cầu phải nhập giá trị trước khi bản ghi được lưu.
Input Validation Kiểu tra dữ liệu nhập có hợp lệ không (dựa trên kiểu dữ liệu hoặc định dạng từ trước).

Các thuộc tính tìm kiếm và điều hướng

Thuộc tính Mô tả
Use in Quick Search Cho phép khách hàng sử dụng hộp tìm kiếm để tìm các mặt hàng dựa trên giá trị của thuộc tính.
Use in Advanced Search Bao gồm các trường của form Advanced Search (tìm kiếm nâng cao).
Use in Layered Navigation Bao gồm các thuộc tính trong lớp điều hướng được hiển thị trong danh sách các danh mục.
Use in Search Results Layered Navigation Bao gồm các thuộc tính trong lớp điều hướng được hiển thị trong tập kết quả tìm kiếm.
Position Xác định vị trí của thuộc tính so với các thuộc tính khác trong danh sách các lớp điều hướng.
Use in Product Listing (Phụ thuộc vào theme) Bao gồm các thuộc tính trong danh sách sản phẩm.
Use for Sorting in Product Listing (Phụ thuộc vào theme) Bao gồm các thuộc tính tùy chọn trong danh sách Sort By mà có thể được dùng để sắp xếp các sản phẩm.

Các thuộc tính quy cách và so sánh

Thuộc tính Mô tả
Comparable on Front-end Bao gồm các thuộc tính trong báo cáo Compare Products.
Use for Promo Rule Conditions Allows the attribute to be used as the basis of a condition that triggers a promotional Price Rule or Shopping Cart rule.

Các thuộc tính trình bày

Thuộc tính Mô tả
Visible on Product View Page Includes the attribute on the Additional Information tab of the product view page.
Allow HTML Tags on Frontend Permits text fields and areas to be manually tagged with HTML.
Enable WYSIWYG Editor Makes the WYSIWYG Editor available for tagging a text field or text area with HTML.

Các trường của thuộc tính

Chúng định nghĩa các đặc điểm riêng biệt để xác định cách một thuộc tính có thể được sử dụng trong catalog sản phẩm. Danh sách các trường và mô tả được thể hiện ở bảng sau đây.

Trên trường Mô tả
Attribute Code (Bắt buộc) Tạo một định danh duy nhất để sử dụng nội bộ. Attribute Code phải bắt đầu bằng một ký tự thường, có thể kết hợp ký tự thường với các ký số (0-9) và dấu gạch dưới (_) để tạo mã; kích thước phải nhỏ hơn 30 ký tự.
Scope Giới hạn phạm vi sử dụng thuộc tính cho một store view cụ thể hoặc một website. Các tùy chọn gồm: Store View, Website và Global
Catalog Input Type for Store Owner Xác định kiểu dữ liệu và điều khiển input được sử dụng để quản lý sản phẩm tại phần Admin. Các tùy chọn gồm:

Text Field: Trường nhập liệu văn bản trên một dòng.

Text Area: Trường nhập liệu văn bản trên nhiều dòng (cho phép sử dụng mã lệnh HTML).

Date: Trường nhập liệu ngày tháng. Giá trị ngày tháng có thể được điền trực tiếp vào trường hoặc được chọn từ danh sách hoặc biểu tượng lịch ngay bên cạnh bên phải.

Yes/No: Một danh sách xổ xuống gồm hai lựa chọn "Yes" và "No".

Dropdown: Một danh sách xổ xuống các tùy chọn cấu hình, chỉ được phép chọn một.

Multiple Select: Cũng là một danh sách các lựa chọn nhưng có thể chọn được nhiều lựa chọn bằng cách giữ phím Ctrl và dùng con trỏ chuột để chọn.

Price: Một kiểu input có thể dùng để tạo các trường giá bao gồm các thuộc tính đã được định nghĩa trước: Price, Special Price, Tier Price and Cost.

Media Image: Một ảnh bổ sung mà có thể được đưa vào tập thuộc tính của sản phẩm.

Fixed Product Tax: Một kiểu input cho phép bạn có thể xác định tỷ lệ FPT (thuế cố định của sản phẩm) dựa trên yêu cầu của vị trí sở tại nơi bạn đặt store.

Default Value Gán một giá trị ban đầu cho thuộc tính nhằm trợ giúp quá trình nhập liệu. Để gán một giá trị mặc định cho các kiểu input dạng nhiều lựa chọn hoặc danh sách xổ xuống, bạn có thể xem phần Quản lý thuộc tính.
Một giá trị mặc định không thể được đặt cho các kiểu đa lựa chọn, danh sách xổ xuống hoặc FPT (Fixed Price Tax).
Unique Value Để ngăn ngừa các giá trị giống nhau thì bạn thiết lập là "Yes". Các tuỳ chọn gồm: Yes / No
Values Required Để yêu cầu phải nhập liệu cho trường trước khi lưu trữ thì bạn thiết lập là "Yes". Các tuỳ chọn gồm: Yes / No
Input Validation for Store Owner Kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu dựa trên các tuỳ chọn sau: None, Decimal Number, Integer Number, Email, URL, Letters, Letters (a-z, A-Z) or Numbers (0-9)
Apply To

(Bắt buộc) Nhận diện kiểu sản phẩm mà thuộc tính áp dụng.

Các tuỳ chọn gồm: All Product Types, Selected Product Types, Simple Product, Grouped Product, Configurable Product, Virtual Product, Bundle Product

Use to Create
Configurable Product
(Chỉ áp dụng cho kiểu drop-down) Chọn "Yes" nếu thuộc tính sẽ được dùng để tạo một danh sách dạng drop-down cho sản phẩm cấu hình. Các tuỳ chọn gồm: Yes / No

Các trường frontend của thuộc tính

Những trường này xác định cách một thuộc tính có thể sử dụng như thế nào trong store của bạn. Bạn có thể chỉ định cách các thuộc tính được dùng trong tìm kiếm, điều hướng phân lớp, so sánh sản phẩm, quy tắc giá và sắp xếp. Đối với các thuộc tính văn bản thì bạn có thể kích hoạt trình soạn thảo WYSIWYG và chỉ định các thẻ HTML trong việc định dạng giá trị. Dưới đây là danh sách các trường và mô tả tương ứng.

Tên trường Mô tả
 Use in Quick Search Chọn là "Yes" nếu bạn muốn người dùng có thể tìm kiếm trên catalog dựa trên giá trị của thuộc tính hiện thời. Các tuỳ chọn gồm: Yes / No
Use in Advanced Search

Cho phép khách hàng có thể nhập vào các tiêu chí tìm kiếm thông qua một form. Các tuỳ chọn gồm: Yes / No

Lưu ý rằng nếu sử dụng quá nhiều thuộc tính trong tìm kiếm nâng cao có thể làm chậm đị tốc độ tìm kiếm.

Comparable on Front-end Chọn là "Yes" để đưa thuộc tính xuất hiện như một hàng trong bản báo cáo so sánh sản phẩm. Các lựa chọn gồm: Yes / No
Use In Layered Navigation

(Chỉ áp dụng cho các kiểu nhập liệu dạng Dropdown, Multiple Select và Price) Thuộc tính được sử dụng dưới dạng một bộ lọc tại phần "Shop By - Tìm theo" của phân lớp điều hướng. Các lựa chọn gồm:

No: Không sử dụng thuộc tính trong phân lớp điều hướng.

Filterable (with results): Chỉ lọc những sản phẩm tương thích với giá trị của bộ lọc.

Filterable (no results): Lọc theo tất cả các giá trị của các thuộc tính, kể cả những thuộc tính không được áp dụng cho bất kỳ sản phẩm nào. Phân lớp điều hướng xuất hiện trong trang danh mục chỉ khi có những thuộc tính cho phép lọc.

Use In Search Results
Layered Navigation
Để đưa thuộc tính vào phân lớp điều hướng trong kết quả tìm kiếm thì bạn chọn "Yes". Các tuỳ chọn gồm: Yes / No
Use for Promo Rule Conditions Để cho phép thuộc tính sử dụng trong qua cách giá thì bạn chọn "Yes", ngược lại bạn chọn "No".
Position Xác định vị trí của thuộc tính trong phân lớp điều hướng so với các thuộc tính lọc khác.
Enable WYSIWYG (Chỉ áp dụng cho kiểu nhập liệu là Text Area) Để hiển thị trình soạn thảo khi nhập hoặc điền giá trị thuộc tính thì bạn chọn "Yes", ngược lại bạn chọn "No". Trình soạn thảo có thể được sử dụng để định dạng các trường mô tả cùng với các thẻ HTML.
Allow HTML Tags on Frontend (Chỉ áp dụng cho các kiểu nhập liệu là Text Field và Text Area) Để cho phép định dạng giá trị thuộc tính với các thẻ HTML thì bạn chọn "Yes", ngược lại bạn chọn "No".
Visible on Product View
Page on Front-end
(Chỉ áp dụng cho sản phẩm đơn và sản phẩm ảo) Để đưa thuộc tính vào tab Additional Information của trang sản phẩm thì bạn chọn "Yes".
Used in Product Listing (Phụ thuộc vào theme) Để đưa thuộc tính vào phần thông tin cơ bản của sản phẩm mà sản phẩm này xuất hiện trong các danh sách catalog thì bạn chọn "Yes".
Used for Sorting in Product
Listing
(Phụ thuộc vào theme) Để đưa thuộc tính nằm trong tuỳ chọn "Sort By - Tìm theo" của các danh sách trong catalog thì bạn chọn "Yes". 
» Tiếp: Sản phẩm đơn
« Trước: Quản lý thuộc tính
Các khóa học qua video:
Python SQL Server PHP C# Lập trình C Java HTML5-CSS3-JavaScript
Học trên YouTube <76K/tháng. Đăng ký Hội viên
Viết nhanh hơn - Học tốt hơn
Giải phóng thời gian, khai phóng năng lực
Copied !!!