Java: Biến & Hằng

Các khóa học qua video:
Python SQL Server PHP C# Lập trình C Java HTML5-CSS3-JavaScript
Học trên YouTube <76K/tháng. Đăng ký Hội viên
Viết nhanh hơn - Học tốt hơn
Giải phóng thời gian, khai phóng năng lực

1. Biến

1.1. Định nghĩa

Biến: Là một đại lượng có giá trị có thể thay đổi được trong chương trình. Mỗi biến có một tên và chiếm một số ô nhớ nhất định trong bộ nhớ của máy tính khi chương trình chạy.

1.2. Khai báo biến

Cú pháp:

DataType    Name;

Trong đó:

Datatype     : Là kiểu dữ liệu của biến

Name          : Tên của biến

Ví dụ:

int a; //Khai báo biến a kiểu số nguyên (int)

float x,y; //Khai báo hai biến x,y kiểu số thực (float)

Khao báo và khởi tạo giá trị cho biến:

Khi khai báo biến ta đồng thời cũng có thể khởi tạo giá trị cho biên đó:

Ví dụ: int Lop=1;

1.3. Quy tắc đặt tên cho biến

Khi khai báo và đặt tên cho biến ta cần tuân thủ theo các quy tắc sau đây:

- Tên của biến phải bắt đầu bằng một ký tự

- Tên của biến phải không được có dấu cách, không được có các ký tự đặc biệt

- Để cho dễ nhớ thì tên của biến phải được đặt theo ý nghĩa của nó

Ví dụ:

int a; //Dùng để lưu chữ tuổi-> Không tốt 

int age; //Dùng để lưu chữ tuổi-> Tốt hơn

1.4. Vị trí khai báo và phạm vi hoạt động của biến

Khối lệnh: Trước khi nói về vị trí khai báo và phạm vi hoạt động của biến ta nhắc lại một khái niện đã khá quen thuộc đó là khối lệnh.

Trong Java: Khối lệnh là một đoạn chương trình nằm giữa 2 dấu ngoặc

{

Khối lệnh;  

}

- Vị trí khai báo biến: Trong Java các biến có thể được khai báo ở một vị trí bất kỳ trong một khối lênh nào đó

- Phạm vị hoạt động của biến: Các biến được khai báo ở khối lệnh nào thì có phạp vi hoạt động trong khối lệnh đó.

Ví dụ: Trong đoạn chương trình sau, biến i được khai báo trong 2 khối lệnh khác nhau và chương trình sẽ in ra hai giá trị khác nhau của hai biến i đó:

public class TestVariable {

  public static void main(String[] args) {

    int i;

    i=0;

    System.out.println("Bien thu nhat = " + i);

  }

  {

    int i;

    i=1;

    System.out.println("Bien thu nhat = " + i);

  }

}

2. Hằng (literal)

2.1. Định nghĩa

Hằng là một giá trị thực được sử dụng trong chương trình, được biểu diễn như chính nó chứ không phải là một giá trị của một biến hay kết quả của một biểu thức.

2.2. Các loại hằng trong Java

Trong Java có các loại hằng sau:

- Hằng số nguyên: Hằng số nguyên có thể được biểu diễn dưới dạng số thập phân (decimal), bắt phân (octal) hoặc thập lục phân (hexadecimal)

Integer

Long

Octal

hexadecimal

1

1L

01

0x1

16

16L

020

0x10

- Hằng số thực: Hằng số thực có thể được biển diện bằng số thập phân 5.232 hoặc kiểu mũ như 232.232e5. Để chỉ rõ đó là kiểu float hay double ta thêm ký tự f vàoi cuối đối với kiểu float và d đối với kiểu double.

- Hằng ký tự: Hằng ký tự là một ký tự đơn hay một chuỗi các dấu trắng (ESCAPE), được đặt trong hai dấu đơn. Chuối ESCAPE được dùng để biểu diễn các ký tự đặc biệt như tab (‘\t’) hay một động tác đặc biệt như xuống dòng (‘\n’). Bảng dưới đây liệt kê các chuỗi ESCAPE thường dùng:         

Chuỗi

Ý nghĩa

\b

Xoá lùi

\t

Tab ngang

\n

Xuống dòng

\f

Đẩy trang

\r

Dấu Enter

\’’

Dấu nháy kép

\’

Dấu nháy đơn

\\

Dấu sổ ngược

\uxxxx

Ký tự Unicode

- Hằng chuỗi ký tự: Mặc dù Java không cung cấp kiểu dữ liệu cơ sở string, ta vẫn có thể khai báo một hằng chuỗi ký tự trong chương trình. Một hằng chuỗi ký tự là một tập các ký tự được đặt giữa hai dấu nháy kép.

2.3. Khai báo hằng

Để khai báo hằng ta dùng từ khoá final đặt trước kiểu dữ liệu và tên biến. Ví dụ: final float PI=3.14159.

2.4 Quy tắc đặt tên và vị trí  khai báo hằng

Quy tắc đặt tên và vị trí khai báo hằng hoàn toàn giống với quy tắc đặt tên và vị trí khai báo biến.

» Tiếp: Phép toán (Operator)
« Trước: Từ khóa, tên riêng, ghi chú
Các khóa học qua video:
Python SQL Server PHP C# Lập trình C Java HTML5-CSS3-JavaScript
Học trên YouTube <76K/tháng. Đăng ký Hội viên
Viết nhanh hơn - Học tốt hơn
Giải phóng thời gian, khai phóng năng lực
Copied !!!